31 tháng 10 2012

Thiết kế nhà 5,6m x20m gia đình A Dũng

Thiết kế kiến trúc nhà ở gia đình A Dũng phố Trần Quang Diệu, quận Đồng Đa, TP Hà Nội DT: 5,6m x20m,: Yêu cầu thiết kế kiến trúc hiện đại bao gồm 5 tầng: tầng 1 gara oto, T2 phòng khách + bếp T3 ,4 phòng ngủ: T5 phòng thờ + sân phơi...

Phối cảnh kiến trúc: 





Thiết kế kiến trúc biệt thự gia đình A Sơn, Gia Lâm Hà Nội

Thiết kế kiến trúc biệt thự gia đình A Sơn, Gia Lâm Hà Nội, với diện tích đất rộng 9.5m dài 17m, yêu cầu thiết kế 3 tầng diện tích sử dụng khoảng mỗi tầng 90 - 100m2, thiết kế không gian thoáng khí, kiến trúc hai hòa với thiên nhiên, không quá cầu kỳ mà sang trọng.

 Phối cảnh kiến trúc: 







Những mẫu thiết kế nhà mang tính đột phá


Có mặt trong danh sách đều là những thiết kế vượt thời đại và sẽ tham gia liên hoan kiến trúc thế giới - World Architecture Festival diễn ra tại Barcelona vào cuối năm nay.

1. Atmosphere
Ngoạn mục hơn bất kỳ tòa tháp nào ở Ấn Độ, tòa nhà mới mang tên Atmosphere được cho là nổi bật hơn cả với chiều cao 100m. Dự kiến, tòa nhà này sẽ được xây dựng tại Calcutta. Tòa tháp được lấy cảm hứng từ cuộc sống của những người theo đạo Hindu. Ở đây có 80 căn nhà được thiết kế cho những gia đình đa thế hệ.
Việc thiết kế những bậc thang lớn ở sảnh chính đã cung cấp một không gian bên ngoài đáng kể cho mỗi gia đình. Ngoài ra, tòa nhà còn được trang bị những tấm pin đặc biệt với những chiếc đĩa phản chiếu ánh sáng được trang trí bên ngoài. Trong tòa nhà, có rất nhiều cây xanh, mang lại hơi thở tươi mát.

2. NLF Bursar

NLF Bursar
Một tác phẩm dự thi khác trông giống như những chiếc vỏ sò hoặc những lát chocolate trang trí bằng một dải ruy-băng. Những thiết kế mang tính đột phá này sẽ được đưa vào ứng dụng trong tương lai, đó cũng là mục tiêu của giải thưởng Open Bulding People.
Với cái tên NLF Bursar, miếng chocolate với dải ruy-băng trang trí này được thiết kế cho những người giàu có, mang lại cho họ một nơi sinh sống xa hoa. Trên sân thượng của tòa nhà được thiết kế là nơi đỗ máy bay trực thăng.
NLF Bursar
Ngoài ra, tầng trên cùng cũng là nơi ăn tối với góc nhìn 360 độ ra toàn cảnh.
Hệ thống xe lửa, những cửa hàng shopping cũng được thiết kế và hy vọng rằng trong tương lai không xa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có được những nơi mang tính hiện đại như vậy.

3. Oyster

Được gọi với cái tên “con sò”, tòa nhà 18 tầng Đài Bắc Nam Cương Cao là khu tổ hợp địa ốc văn phòng tại Đài Loan. Theo đúng nghĩa đen, trông tòa nhà giống như vỏ một con sò vậy.
Các kiến ​​trúc sư thiết kế lấy cảm hứng từ những viên đá cuội và cho rằng đó là một tác thẩm mỹ thuật độc đáo, truyền đạt ý tưởng kết hợp giữa sự mềm mại, sang trọng cũng như sức mạnh dạt dào và cá tính. Điều đó thể hiện ở sự kết hợp giữa nhà bếp, cửa hàng cà phê và một thư viện nhỏ. Khu trung tâm của ngôi nhà, phòng khách, được thiết kế theo phong cách kiến trúc đô thị tuyệt vời.
Tòa nhà thậm chí còn được trồng những cây xanh ở các bức tường phía ngoài nhằm cung cấp bóng râm tự nhiên và mát mẻ cho các phòng trong mùa hè. Đến nay tòa nhà đã trải qua 3 năm thi công và chưa hoàn tất, nhưng số lượng người đăng ký mua nhà đã tăng lên 704 người mua từ 59 quốc gia khác nhau.

4. Một thiết kế nhà ấn tượng trong sa mạc đá

5. Căn hộ cao cấp trong hẻm đá này cũng rất được chú ý

6. Rất nhiều thiết kế lấy cảm hứng từ sự trú ẩn

7. Thiết kế này tạo lấy cảm hứng từ một hang động tự nhiên, nhưng nó đã được kiến trúc sư biến đổi đôi chút để thêm phần sang trọng

Paul Finch, Giám đốc Chương trình WAF, cho biết: "hiện nay nhu cầu về các mẫu kiến trúc sáng tạo đang ngày càng tăng nhanh, thôi thúc các kiến trúc sư và nhà thiết kế suy nghĩ về những tòa nhà đặc biệt. Điều đó làm tăng chất lượng các mẫu thiết kế dự thi năm nay và chúng tôi đang trông chờ các dự án giành chiến thắng”.

Những biểu tượng của tiền tài trong phong thủy


Dù là nhà ở hay văn phòng công ty, những biểu tượng phong thủy về tiền tài thường được đặt ở góc tài lộc của căn phòng, nhằm cầu tiền tài, may mắn sẽ đến với gia chủ.

Góc tài lộc được xác định là góc nằm phía tay trái của bạn, tính từ cửa trước khi ta bước vào. Tại đây, người ta thường đặt những vật phẩm phong thủy – biểu tượng của tiền bạc đó là:
1. Chuông gió
Chuông gió được sử dụng để hút dòng chảy tiền bạc vào nhà. Cách sử dụng hiệu quả nhất với chuông gió là số 9, có thể là 9cm, hoặc 9 sợi dây ruy băng đỏ. Chiếc chuông gió có sức mạnh nhất là những chiếc có 6 thanh và làm bằng kim loại.
Chuông gió có sức mạnh lớn nhất là chiếc có 6 thanh và làm bằng kim loại.
Chuông gió được treo ở vị trí tài lộc của ngôi nhà hoặc văn phòng. Cũng đừng quên để tiếng chuông gió được vang lên thường xuyên.
2. Nước
Sự di chuyển của nước trong phong thủy nghĩa là sự di chuyển của tiền về phía bạn. Do vậy, hãy đặt một đài phun nước hoặc thác nước trong nhà ở góc tài lộc hoặc đài phun nước ngoài trời ở vị trí gần cửa chính. Tùy theo diện tích, bạn có thể chọn một chiếc đài phun nước nhỏ hay lớn.
Thác nước trong nhà được đặt ở vị trí tài lộc để cầu tiền tài.
3. Đồng tiền xu Trung Quốc
Treo những đồng tiền chéo nhau và kết nối chúng bằng một sợi dây màu đỏ, sau đó treo lên các cửa ra vào. Dùng 9 hoặc 6 đồng tiền xu cho cửa chính và những cửa còn lại thì treo số lượng ít hơn. Phong thủy cho rằng, làm như vậy sẽ giúp giữ được năng lượng tiền bạc trong nhà.
Treo những đồng tiền xu cổ ở các cửa ra vào.
Phong thủy cũng cho rằng việc giữ lại tiền dưới mọi hình thức như sổ séc, sổ tiết kiệm, thẻ ngân hàng, vv… trong một chiếc hộp phong thủy có màu tím hoặc màu vàng thật đẹp sẽ giúp bạn giữ được tiền.
Ngoài ra, bạn hãy đặt 9 đồng xu thật sáng bóng tại góc tài lộc, và hãy tưởng tượng rằng “những hạt giống” này đang sinh sôi và phát triển.
Khi nhận tiền lương, trước khi đưa vào sử dụng, bạn nên giữ một lúc ở góc này. Và những đồng tiền lẻ cũng đừng quên giữ trong một chiếc bát màu tím hoặc vàng ở góc thịnh vượng. Nó không chỉ là một ý nghĩa về phong thủy, mà còn là vật trang trí cho góc nhà của bạn nữa.
4. Ông thần tài
Ông thần tài được sử dụng nhằm mục đích cầu phước lành cho gia chủ. Vị trí thíc hợp nhất cho tượng Thần tài đó là đối diện với cửa trước. Dù bức tượng lớn hay nhỏ, nó đều có sức mạnh đáng kể đối với tiền tài của gia đình bạn.
5. Đá quý và đá phong thủy
Đá quý và đá phong thủy là biểu tượng của giàu sang, phú quý. Bạn nên giữ kim cương hay đồ trang sức bằng đá quý vào một chiếc hộp có màu tím hoặc màu vàng trong góc tài lộc của phòng ngủ. Phía trên chiếc hộp nên đặt chuông gió. Trong phong thủy, điều này có nghĩa là sự sang trọng, giàu có sẽ bị hút vào cuộc sống của bạn.
Thạch anh tím là một loại đá mang lại phú quý, và không thể thiếu ở góc tài lộc trong gia đình bạn.
Thạch anh tím có màu sắc rất đẹp, vừa dùng trang trí, vừa là biểu tượng của phú quý.
Nếu tình hình tài chính gia đình bạn không mấy ổn định, hay bạn thường xuyên phải suy nghĩ về nó, hãy đặt những vật nặng như đá tròn hay tượng ở góc tài lộc.
6. Trái cây, ngũ cốc
Trái cây và ngũ cốc có ý nghĩa mang lại sự no đủ trong phong thủy. Những bát hoa quả tràn trề, hay cây sai trĩu quả là những vật phẩm phong thủy thường được sử dụng.
Cây sai trĩu quả tượng trưng cho sự no đủ của gia đình.
Người ta thường xếp 9 quả cam hay mận, được đặt trong một chiếc bát màu vàng, hay những chùm nho đỏ, dứa tươi và chuối được xếp đầy trong khay, hoặc cũng có thể treo tranh vụ mùa bội thu, vv… Đây là những biểu tượng phong thủy mang lại sự no đủ về vật chất, bạn nên đặt vào góc tài lộc.
7. Tre may mắn
Để tăng sự may mắn, thành công về tiền bạc, hãy đặt 9 thân tre trong chiếc bình màu tím. Chiếc bình này phải có thân to hơn miệng, với ý nghĩa là giữ của.
Tre là biểu tượng của sự thành công về tiền bạc.
8. Ếch may mắn
Tượng ếch có ý nghĩa thu hút và bảo vệ tiền bạc. Chúng thường được đặt đối diện với cửa trước và nghiêng một góc 45 độ.
Tượng ếch thường được đặt đối diện với cửa trước.
9. Những loại cây lá tròn
Cây lá tròn giúp tái tạo dòng năng lượng và kích thích phát triển dòng chảy của tiền. Bạn hãy nhớ là luôn giữ cho cây được khỏe mạnh và không được ngập quá nhiều nước. Những cây lá tròn này sẽ được đặt trong chậu màu tím là tốt nhất, và nó còn giúp làm đẹp cho góc tài lộc của nhà bạn đấy.
10. Bể cá cảnh
Cá là biểu tượng sức mạnh của tiền bạc và sự thịnh vượng. Bể cá cảnh đặt ở phía Đông Nam, gần cửa chính, hoặc lối vào khu vực kinh doanh rất tốt lành, bởi nó không chỉ là một biểu tượng phong thủy thu hút tiền bạc mà còn là sự cân bằng của 5 yếu tố cơ bản trong phong thủy: Mộc (cây trong bể cá), Kim (cấu trúc bể cá), Thủy (nước), Hỏa (màu sắc của cá như vàng, đỏ, hoặc chiếu sáng của bể).
Bể cá cảnh đủ màu sắc là sự cân bằng của các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa.

Mạng thổ có phải tránh dùng vật liệu gỗ?


Vợ chồng tôi đều thuộc mạng thổ (sinh các năm 1968, 1969) nên nghe nói là không nên sử dụng nhiều gỗ trong làm nhà vì mộc sẽ khắc thổ.
Xin hỏi quý báo điều này thực hư ra sao, vì ngày xưa làm gì có chất liệu khác ngoài gỗ khi cất nhà, mà đâu có nghe kiêng cữ cho người mạng thổ? Thời nay khoa học hiện đại, phát minh ra nhiều vật liệu mới tiện ích như vậy mà sao lại cứ hay kiêng cữ lung tung? (Võ Thị Hoài Hương, đường Ngô Gia Tự, quận 10)
Trả lời:
Câu hỏi của bạn đã chạm đúng vào một thực trạng hiện nay: nhiều người hiểu chưa đúng về khoa học phong thuỷ nói chung và hài hoà ngũ hành nói riêng, dẫn đến các kiêng kỵ sai lệch theo kiểu áp đặt. Bản chất của ngũ hành là sự tương tác, chuyển hoá, quan hệ, vận động qua lại (ý nghĩa của chữ hành) giữa các thành phần với nhau. Cho nên nếu quá lệch về một màu, một hình dáng hay một chủng loại chất liệu nào thì cũng đều gây nên tính thừa, lấn áp các hành khác và phát sinh hệ quả xấu.
Không gian ngôi nhà truyền thống thiên về hành mộc, thâm trầm và giản dị.
Cụ thể, nhà bạn cả hai vợ chồng đều thuộc mệnh thổ thì có thể chọn hành thổ làm cơ bản, nhà nên có các không gian sử dụng vuông vức, gam màu chủ đạo là vàng kem, sau đó bổ sung yếu tố thuộc hoả để sinh lợi mệnh chủ như làm mái ngói, trồng một số loại cây có dạng hình tháp (hoả) như thông, tùng, thiên tuế. Hành chủ sinh là kim sẽ thể hiện qua vật dụng kim loại và các chi tiết trang trí hình tròn, bề mặt màu trắng hoặc xám có thể điểm xuyết trong trang trí. Các đồ gỗ trong nhà sẽ chọn lựa theo hướng giảm mộc tăng thổ, cụ thể như vẫn dùng đồ gỗ nhưng bề mặt có lớp phủ màu, bớt các yếu tố trang trí hoa lá và vân gỗ đi là được. Hành chủ khắc là thuỷ sẽ được bố trí ngoài nhà một cách điểm xuyết (hồ nước, lối đi lại uốn lượn).
Tóm lại, một ngôi nhà hài hoà ngũ hành cần chọn hành bản mệnh của gia chủ làm chủ đạo, sau đó bổ sung thêm hành sinh chủ và hành chủ sinh, hạn chế hành khắc chủ, điểm xuyết hành chủ khắc tại các vị trí xấu, còn lại tuỳ thuộc theo công năng, thẩm mỹ mà nhà chuyên môn và gia chủ sẽ quyết định.

06 tháng 9 2012

10 kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới


hững thiết kế của các kiến trúc sư này không thể nhầm lẫn với bất cứ ai khác vì sự táo bạo, độc đáo, mang đầy tính nghệ thuật và đi trước thời đại.
1. Frank Gehry
Người ta không thể nhầm lẫn các tác phẩm của Gehry với bất cứ ai. Mỗi năm, hàng trăm ngàn khách du lịch kéo tới các công trình được ông thiết kế để chiêm ngưỡng những tuyệt tác đương đại trong ngaành xây dựng. Gehry đặc biệt thành công khi tạo ra những không gian kiến trúc không tưởng với sự kết hợp nhiều chất liệu tưởng chừng chẳng có mối liên hệ nào.
Những công trình nổi tiếng nhất của Gehry bao gồm: The Walt Disney Concert Hall tại Los Angeles, bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Der Neue Zollhof ở Düsseldorf và khách sạn Marques de Riscal Vineyard ở Elciego.
2. Frank Lloyd Wright
Giống như Frank Gehry, Frank Lloyd Wright được coi là kiến ​​trúc sư vĩ đại nhất của mọi thời đại. Suy nghĩ của Wright về sự hòa hợp giữa nội và ngoại thất của mỗi công trình đều đi trước thời đại về hình thức, phương pháp xây dựng và chưa bao giờ được giảng dạy trong các trường đại học. Những ý tưởng thiết kế mang âm hưởng thiên nhiên của ông chưa từng lỗi thời, và người ta vẫn bắt gặp chúng trong nhiều công trình đương đại, dù đã trải qua 150 năm lịch sử.
Những công trình nổi tiếng nhất của Wright bao gồm: Bảo tàng Guggenheim ở New York, Residence Fallingwater ở Mill Run, Pennsylvania, Thính phòng đại học bang Arizona và studio ở Scottsdale, Arizona.
3. Ieoh Ming Pei - IM Pei
Sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, chuyển tới Mỹ học ngành kiến trúc và sau này trở thành một trong những kiến trúc sư đương đại nổi tiếng nhất thế giới, thành quả sáng tạo của IM Pei trong 80 năm có thể thấy ở mọi nơi. Những tác phẩm của ông đều phản ánh sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, là sự kết hợp giữa yếu tố hình học phương Tây và lý thuyết phong thủy của châu Á.
Những công trình nổi tiếng nhất của IM Pei bao gồm: Thư viện Tổng thống John F. Kennedy và bảo tàng ở Boston, bảo tàng nghệ thuật quốc gia ở Washington, Le Grand Louvre ở Paris, Bank of China Tower ở Hong Kong và bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo tại Doha.
4. Zaha Hadid
Là nữ kiến trúc sư đầu tiên giành giải thưởng Pritzker, Zaha Hadid được biết đến là người có những sáng tạo hiện đại, độc đáo, táo bạo, đậm chất nghệ thuật và đi trước thời đại. Đó cũng là lý do khiến rất nhiều ý tưởng thiết kế của bà không bao giờ được xây dựng. Nữ kiến trúc sư người Anh gốc Irac này từng đứng thứ 69 trong bảng xếp hạng những phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Forbes vào năm 2008.
Những công trình nổi tiếng nhất của Zara Hadid: Bảo tàng quốc gia về nghệ thuật thế kỷ 21 tại Bridge Pavilion ở Zaragoza, Bergisel Ski Jump ở Innsbruck, Trung tâm Khoa học Phaeno và nhà hát Opera House tại Quảng Châu.
5. Philip Johnson
Là kiến trúc sư người Mỹ đã thành lập Bộ Kiến trúc và Thiết kế tại bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở thành phố New York, Johnson nổi tiếng trên khắp thế giới với những sáng tạo từ ống thép, thủy tinh và pha lê. Các công trình của ông hầu hết được thiết kế theo trường phái tối giản hóa nội thất, tận dụng ánh sáng từ lớp tường kính, phong cách thường thấy trong nghệ thuật kiến trúc đương đại mà nhiều tòa nhà hiện đại đang áp dụng.
Những công trình nổi tiếng nhất của Philip Johnson là tòa nhà Seagram ở New York (phối hợp với kiến ​​trúc sư Mies van der Rohe), tư dinh của ông ở Berlin, Đức, và The Crystal Cathedral ở California.
6. Tom Wright
Chỉ với thiết kế duy nhất được biết đến trên tòan thế giới, Tom Wright đã được vinh danh là một trong những kiến trúc sư đương đại vĩ đại nhất. Công trình đó chính là tòa khách sạn cao nhất thế giới Burj Al Arab ở Dubai. Khách sạn nổi tiếng này toạ lạc trên một bán đảo nhân tạo bên bờ biển Dubai, có bãi đáp máy bay và sân tennis trên tầng thượng.
7. Ludwig Mies van der Rohe
Thường được gọi với cái tên Mies, kiến trúc sư người Mỹ gốc Đức này là một trong những người tiên phong cho phong cách kiến trúc hiện đại, cùng với Le Corbusier và Walter Gropius. Mies là người đi đầu trong phong cách tối giản với phương thức thiết kế "ít là nhiều" bằng cách sử dụng tấm kính kết cấu thép để phân chia không gian nội thất. Những khái niệm kiến trúc tối giản hóa của ông đã được những thế hệ sau phát triển, trong đó có Philip Johnson.
Dự án đáng chú ý nhất của ông bao gồm Pavilion Barcelona ​​ở Barcelona, ​​Tây Ban Nha, Thư viện quốc gia mới ở Berlin, Đức, Tòa nhà Seagram ở New York và Crown Hall ở Chicago, Illinois.
8. Renzo Piano
Sớm nổi danh nhờ những sáng tạo độc đáo về vật liệu và chi tiết nội thất, kiến trúc sư người Ý Renzo Piano từng đoạt giải Pritzker là một đại diện cho xu hướng kiến trúc hiện đại với những công trình chọc trời, mang tính ứng dụng cao. Một trong những công trình nổi tiếng nhất của ông là Shard - tòa nhà cao nhất châu Âu ở London. Khi ý tưởng được công bố, thiết kế này phải đối mặt với nhiều tranh cãi trong thời gian dài, nhưng rồi chính công trình này đã đưa London trở thành đại điện tiêu biểu chokiến trúc hiện đại của thế kỷ 21. Piano từng được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2008.
9. Jean Nouvel
Nouvel là một kiến trúc sư gốc Pháp đã từng giành giải Prtizker vào năm 2008. Chiến thắng trong cuộc thi thiết kế cho Học viện Thế giới Ảrập tại Paris đã giúp ông nổi danh trên toàn thế giới. Ý tưởng tuyệt vời về hệ thống chiếu sáng tự động của ông hiện được nhiều kiến trúc sư trên thế giới áp dụng.
10. Moshe Safdie
Moshe Safdie đã được vinh danh với huy chương vàng từ Viện hàn lâm Kiến trúc Hoàng Gia Canada cho những cống hiến của ông với ngành xây dựng của quốc gia này. Safdie cũng là người đã thiết kếThư viện quốc gia của Canada.

9 quy luật đặt bàn làm việc theo phong thủy


Hãy cho người khác thấy bàn làm việc của bạn còn là một nơi giao tiếp tốt, để trao đổi ý tưởng, bàn bạc công việc…và đem lại nhiều lợi ích cho bạn.Không nên ngồi quay lưng ra cửa, nên đặt bàn làm việc ở nơi nhìn rõ các lối đi… là những điều lưu ý trong bố trí chỗ ngồi ở văn phòng theo thuật phong thủy Pyramid. Một vài quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn có được vị trí ngồi phù hợp.
- Ngồi đối diện với lối vào (quay mặt ra lối vào): Việc đặt bàn hướng ra lối vào cho bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin. Bạn luôn khống chế và kiểm soát được công việc, không bị giật mình.
- Không đặt bàn làm việc để người ngồi quay lưng ra cửa: Điều này làm suy giảm sự tập trung làm việc của chủ nhân. Nếu bàn làm việc của bạn đặt thẳng hướng với cửa ra vào (quay lưng ra cửa) thì bạn luôn là người đầu tiên được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ được giao, tốt nhất bạn nên đặt bàn hơi chệch hướng với cửa ra vào.
Không để lối đi phía sau lưng
- Cần đặt bàn ở vị trí nhìn rõ các lối đi: Các lối đi trong phòng cần được nhìn thấy rõ ràng từ chỗ bạn để nhận diện tất cả mọi người đi vào nơi làm việc của bạn. Bạn sẽ cảm thấy cởi mở và dễ dàng hợp tác với mọi người.
- Nên để đèn chiếu sáng từ bên tay nghịch của bạn: Không nên làm việc chỉ với ánh đèn huỳnh quang trên trần (hiện tượng bóng mờ). Đặt đèn bên tay nghịch của bạn để ánh sáng không bị giảm khi tay thuận của bạn đang làm việc.
- Hãy cho người khác thấy bàn làm việc của bạn còn có thể là một nơi giao tiếp tốt: Là nơi để trao đổi ý tưởng, bàn bạc các tiến trình công việc, giải thích, trình bày… gọi là xã hội hóa nơi làm việc sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Tùy tính chất công việc, bạn sẽ chọn lựa cách bố trí theo ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
- Bàn làm việc của bạn phải kích thích 5 giác quan: Con người sống ngoài xã hội phát triển các khả năng tiếp nhận thông tin của mình hơn hàng nghìn năm về trước. Nếu bị cô lập, các giác quan sẽ giảm đi, vì thế bên cạnh những thông tin cần thiết và màu sắc phòng bạn nên được tiếp thu các loại âm thanh, mùi vị và cảm giác, để ngửi, để cảm nhận và nghe để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của các giác quan một cách khoa học.
- Tạo một nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát: Mọi nơi làm việc cần được dọn dẹp sạch sẽ thoáng mát, vì những vật dụng không có quy củ sẽ ảnh hưởng đến tác phong, gây rối loạn trong khi làm việc, và quan trọng nó sẽ gây mất tập trung trong khi ta cần tập trung. Bạn nên dọn dẹp và loại bỏ những vật dùng không cần thiết theo lịch trình của bạn.
Bàn làm việc nên tạo sự giao lưu giữa những người làm việc
- Bố trí cây cối để làm thoáng không khí: Không khí trong lành là điều mà nhiều văn phòng làm việc không thể có được. Khí độc tiết ra từ nhựa, mực hoặc các tài liệu sẽ hòa vào không khí mà ta hít thở. Làm trong lành nhờ sử dụng các loại cây hấp thụ formon (có nhiều trong keo dán) như cây dương xỉ, hoa cúc dại, cây cọ, cây tre; những cây hấp thụ amoniac (có nhiều trong các dụng cụ chùi rửa) như hoa loa kèn, hoa cúc dại; các loại cây hấp thụ bazen (có nhiều trong nước sơn mới hay trong các chất tẩy rửa) như hoa cúc dại, dây thường xuân.
- Thay đổi mới vị trí là điều không dễ dàng cho người thay đổi và cả sự day cấn khi người thì thích và người thì không. Bạn hãy làm (nếu có thể) bỏ những đồ văn phòng phẩm bị rỉ sét hay bụi bặm do không sử dụng lâu ngày; sắp xếp lại nơi làm việc của bạn, bạn sẽ có sự thay đổi; thay đổi vị trí cỏ giỏ rác; sắp xếp lại đồ dùng trên bàn làm việc của bạn.

Nhà phố Anh Thư



03 tháng 9 2012

5 Tòa nhà nổi trong tương lai


Công trình nổi dường như là giải pháp hữu hiệu nhất cho tương lai với hiện trạng dân số đã lên tới hơn 7 tỷ người trên hành tinh, những cuộc di cư ồ ạt tới các thành phố và nguy cơ lũ lụt ngày càng gia tăng.
Dưới đây là một số thiết kế 'chuẩn bị' nơi sinh sống cho tương lai của chúng ta:
1.Trung tâm xử lý rác nổi trên biển
Dự án Plastic Fish Tower của các kiến trúc sư người Hàn Quốc được thiết kế với cấu trúc hình tròn khổng lồ nổi trên bề mặt đại dương nằm trong Đảo rác Thái Bình Dương khổng lồ sẽ thu thập và tái chế nhựa để tạo năng lượng.
nhà nổi
Phần trung tâm của cấu trúc hình cầu được sử dụng làm nơi xử lý rác thải nhựa thu thập được từ trên đại dương. Phần ngoài và phần nổi trên mặt nước của cấu trúc hình cầu sẽ được sử dụng làm khu dân cư. Nguồn năng lượng cho khu dân cư được cung cấp từ nhà máy xử lý rác nhựa.
2. Tòa nhà Seascraper

Tòa nhà Seascraper, bao gồm nhà ở, văn phòng, khách sạn và trung tâm giải trí hiện đại đang được các kỹ sư người Mỹ thiết kế với khả năng tự cung cấp năng lượng hoàn toàn nhờ vào các nguồn năng lượng sạch.
nhà nổi
Nguồn năng lượng chính của tòa nhà nổi này được cung cấp từ hệ thống phát điện nhờ vào các dòng hải lưu dưới biển sâu. Ngoài ra, phần lớn vỏ bọc của tòa nhà được lắp hệ thống pin mặt trời giúp cung cấp năng lượng sạch cho tòa nhà. Trong khi đó, hệ thống cung cấp nước sạch cho tòa nhà được lấy từ bể trữ nước mưa cùng hệ thống nước sạch được xử lý từ nước thải từ tòa nhà tạo thành một vòng toàn hoàn khép kín
3. Tòa nhà Waterscraper
Với một vòng tròn giúp ổn định và một cấu trúc tháp hình mái vòm trong suốt nổi trên biển, tòa nhà Waterscraper, bao gồm bãi biển, nhà hàng, bến du thuyền, trung tâm bơi lặn và khách sạn sẽ là một nơi sinh sống lý tưởng cho các cư dân tương lai. Cấu trúc mái vòm trong suốt giúp toà nhà tiết kiệm năng lượng nhờ ánh sáng ban ngày.
nhà nổi
Mô hình giống như tòa nhà Waterscraper cũng được coi là một giải pháp cho áp lực dân cư qua đông tại các thành phố lớn trên Trái đất. Theo Cơ quan các vấn đề xã hội và kinh tế của Liên Hợp Quốc, khoảng 1/2 dân số thế giới đang sống tại các thành phố.
4. Tòa nhà Greenstar
Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014, dự án Greenstar sẽ là một trung tâm hội nghị 2.000 chỗ ngồi và khách sạn sang trọng 800 phòng ngoài khơi Maldives ở Ấn Độ Dương. Những tòa nhà như thế này sẽ là giải pháp giúp Maldives - quốc đảo có địa hình thấp nhất thế giới – đối phó với nguy cơ bị nhấn chìm do tình trạng nước biển tăng.
5. Cầu cảng nổi
Với diện tích khoảng 490.000 m2, cầu cảng nổi có thể đón cùng lúc 3 tàu du lịch viễn dương. Hệ thống cầu cảng bao gồm khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà hàng sẽ giúp khách du lịch có những trải nghiệm mới lạ giữa đại dương.
Khoảng 10% mái của cấu trúc cảng nổi được lắp đặt pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho các công trình bên trong. Ngoài ra, cầu cảng cũng được thiết kế với khả năng tận dụng tối đa ánh sáng ban ngày để tiết kiệm năng lượng.